Theo tục lệ người Việt, khi trong nhà có người mất, con cháu đến viếng tang thường phải đeo khăn tang. Tuy nhiên không nhiều người thực sự hiểu ý nghĩa của khăn tang là gì cũng như quy định thắt khăn tang cho đúng. Để không thấy bối rối khi trong lúc cần thiết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tục lệ đeo khăn tang trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Đeo băng tang đen trong bao lâu
Từ xưa tới nay, đám tang là nghi thức được tổ chức để thể hiện sự đau buồn của tang gia đối với người đã khuất, cùng là nơi tiễn biệt cuối cùng trước khi người đã mất sang thế giới bên kia. Khi đến tham dự một đám tang, chắc chắn bạn đã từng thấy những người trong gia đình chịu tang thường mặc đồ trắng hoặc quấn khăn trên đầu. Đó gọi là đồ tang. Đồ tang trong văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc thời xưa, song Việt Nam cũng có những tục lệ riêng để chịu tang người đã mất.
Thường thì khăn tang được sử dụng để biểu thị mối quan hệ của người đó đối với người đã mất. Dựa vào hình dáng, màu sắc khăn tang, khách đến viếng có thể nhận ra được đây là người có vai vế như thế nào trong dòng họ. Đây cũng là quy định thắt khăn tang cơ bản.
Ít người biết rằng quy định thắt khăn tang cũng được phân chia theo các trường hợp khác nhau. Việc chúng ta tuân thủ theo quy định như vậy thể hiện sự thành kính, tôn trọng đối với người đã khuất. Ngoài ra, điều này cũng giúp chúng ta trở thành một con người có đạo đức, hiểu biết lẽ sống hơn trong mắt của người đời.
Trang phục đám ma và khăn tang của con trai hoặc cháu đích tôn bao gồm quần và áo trắng bằng vải xô, trên đầu đội mũ bạc có buộc dây rơm. Ngoài ra, để tang cha thì dùng gậy tre tròn, còn để tang mẹ sẽ dùng gậy vông.
Còn con gái trong nhà sẽ mặc quần áo trắng vải xô, đầu đội khăn trắng dài che mặt. Con rể thì chỉ cần mặc quần áo trắng, khăn tang trắng quấn gọn gàng. Các cụ có câu, dâu con rể khách, vì thế con dâu sẽ mặc giống như con gái trong nhà.
Từ bậc chắt trở xuống, tức là gọi người đã khuất bằng cụ, kị thì sẽ đeo khăn vàng.
Xem thêm: Hình Ảnh Mùng 8 Tháng 3 Đẹp Chúc Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, 16 Hình Ảnh Chúc Mừng Ngày 8/3 Đẹp Nhất
Các quy định thắt khăn tang như vậy giúp khách đến viếng nhận biết được mối quan hệ trong gia đình người đã khuất. Từ đó dự liệu được trước cách hành xử và chia buồn trong tang lễ.
Khi cha mẹ để tang con cái thường sẽ không đeo khăn tang. Việc này không nói lên rằng cha mẹ không thương xót con, nhưng truyền thống văn hóa lâu đời đã hình thành nên phong tục như vậy. Người ta cho rằng, con cái lỡ dứt bước ra đi trước cha mẹ, chưa báo hiếu được gì đã vội tạ thế, như vậy là không làm tròn chữ hiếu. Vì thế cha mẹ không cần đeo khăn để tang con.
Tuy vậy chúng ta đều biết rằng làm gì có cha mẹ nào không thương con. Hẳn rằng những người làm cha làm mẹ đó đang đau buồn đến cùng cực khi mất đi đứa con của mình. Vì thế, dù không thấy họ để tang, bạn vẫn cần đối xử và chia buồn thật tế nhị đến với những người không may mắn đó.
Đeo tang đen hay băng đen trước ngực áo cũng vẫn thể hiện đầy đủ thành ý của người để tang đối với người đã khuất. Tuy có các khoảng thời gian quy định như vậy, bạn vẫn hoàn toàn có thể để tang lâu hơn quãng thời gian quy định tùy vào tâm ý của bản thân.
Câu trả lời là không. Chúng ta thường liên tưởng màu đen đến đám ma, chuyện buồn. Tuy nhiên không có loại khăn tang nào màu đen cả. Trong tất cả tang lễ chỉ sử dụng duy nhất khăn tang trắng. Hãy lưu ý kẻo sai quy định.
Mang khăn tang về nhà không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng hay to lớn gì. Tuy nhiên ta vẫn nên tránh đem khăn tang vào nhà. Bởi người xưa thường nghĩ khăn tang gắn với đau buồn, xui xẻo, vì thế ta mang khăn tang về nhà sẽ lây xui xẻo đến cho người thân trong gia đình.
Bản chất của việc mang khăn tang là muốn thể hiện niềm thương xót, sự tưởng niệm đối với người đã khuất, vì thế nó không mang ý nghĩa xấu. Mang khăn tang trong hoạt động thường ngày hay buôn bán và kinh doanh không mang đến vận xui. Điều này chỉ mang hàm ý thể hiện mối quan hệ của người đeo khăn với người đã qua đời mà thôi.
Quy định thắt khăn tang trong văn hóa người Việt thể hiện ý nghĩa sâu sắc. Đó là cách tưởng nhớ, bày tỏ tâm ý của gia đình đối với người không may qua đời. Ngoài ra, người trong gia đình sử dụng khăn tang cũng không mang hàm ý xui xẻo.
Trừ trường hợp mang về nhà có người lạ (có thể là con rể, họ hàng xa) thì vẫn nên tránh bởi khăn tang vốn là độ vật tâm linh khá nhạy cảm. Tuy không cần tuân thủ nghiêm khắc theo những quy định cũ về khăn tang nữa nhưng chúng ta vẫn nên làm hết sức mình trong điều kiện cho phép để thể hiện tâm ý của bản thân đối với người đã khuất.